Máy bộ đàm là gì, phân loại máy bộ đàm
Máy bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm là một thiết bị di động cầm tay giao tiếp với nhau qua một tầng số nhất định và có thể đàm thoại hai chiều.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Donald L. Hings, kỹ sư phát thanh Alfred J. Gross và nhóm kỹ sư tại Motorola đã phát triển thiết bị này.
Đầu tiên thiết bị được sử dụng cho bộ binh, sau đó các thiết kế tương tự được tạo ra cho các đơn vị pháo binh dã chiến và xe tăng.
Sau chiến tranh, bộ đàm được dùng trong an toàn công cộng và cuối cùng chuyển sang các mục đích thương mại và công trường.
Máy bộ đàm điển hình giống như một điện thoại di động, với một loa tích hợp vào một đầu và một microphone ở đầu kia (trong một số thiết bị loa cũng được sử dụng như micro) và một ăng ten gắn trên đỉnh của thiết bị. Để nói chuyện phải áp thiết bị sát mặt.
Một máy bộ đàm là một thiết bị thông tin liên lạc,nhiều thiết bị cầm tay sử dụng chung một kênh phát để liên lạc với nhau, và chỉ có một kênh phát có thể truyền tải cùng một lúc, mặc dù bất kỳ thiết bị nào cũng có thể nghe.
Bộ thu phát bình thường để ở chế độ nhận; khi người dùng muốn nói chuyện sẽ nhấn một nút “push-to-talk” (PTT) để tắt máy thu và bật máy phát lên. Trong tiếng Anh, máy bộ đàm được gọi là Walkie Talkie hoặc Radio.
Trong tiếng Việt, ban đầu “máy bộ đàm” mang ý nghĩa sử dụng để đàm thoại trên bộ (nói chuyện trên đất liền), sau đó khái niệm này được mở rộng và sử dụng cho cả các máy liện lạc sử dụng trên sông (còn gọi là bộ đàm đường sông), trên biển gần bờ (bộ đàm hàng hải) và trên không (bộ đàm hàng không). Khái niệm “máy bộ đàm” chuyên dụng cho ngành “hàng hải” hoặc “hàng không” nghe khá vô lý nhưng được chấp nhận sử dụng trên thực tế. Bài viết này chỉ cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các máy bộ đàm dân dụng cầm tay, tầm ngắn, sử dụng trên bộ (land mobile).
Đối với các máy bộ đàm HF / VHF chuyên dùng cho ngành hàng hải và ngành hàng không xin vui lòng xem qua bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị phát sóng ngành hàng hải.
Xem thêm : BẢNG GIÁ MÁY BỘ ĐÀM MICOM – THƯƠNG HIỆU MỸ
Phân loại bộ đàm theo công nghệ
Bộ đàm analog
- Sử dụng kỹ thuật tương tự trên tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 1-3km
Bộ đàm kỹ thuật số
- Sử dụng kỹ thuật số (digital) hoạt động trên tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 3-5km. Ví dụ điển hình cho loại mày là máy bộ đàm MiCOM JP-F3000A (DIGITAL)
Bộ đàm 4G/5G
- Sử dụng sóng di động 3G / 4G LTE hoặc sóng wifi để liên lạc, hoạt động như một thiết bị đầu cuối thông tin di động với cự ly liên lạc không giới hạn. Ví dụ điển hình của loại này là bộ đàm 4G MiCOM
Phân loại bộ đàm theo tần số sóng
Bộ đàm tần số UHF
- Sử dụng băng tần UHF (Ultra High Frequency) thông thường hoạt động trong khoảng 400MHz – 470MHz, có khả năng xuyên vật cản tốt, hợp với những môi trường trong đô thị.
Bộ đàm tần số VHF
- Sử dụng băng tần VHF (Very High Frequency) thông thường hoạt động trong khoảng 136MHz – 174MHz có khả năng truyền xa hơn nhưng xuyên vật cản kém nên thường được khuyên dùng tại môi trường thoáng, ít vật cản như ngoại ô, trên cảng, biển,…
Bộ đàm tần số MF/HF
- Thường là dòng bộ đàm lưu động gắn trên tàu thuyền, ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải là chính.
Phân loại bộ đàm theo đặc điểm sử dụng
Bộ đàm cầm tay
- Loại bộ đàm bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất 2-10W và có thể dùng pin sạc được.
Bộ đàm lưu động (bộ đàm taxi):
- Loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như xe taxi, xe tải, tàu thuyền,…
- Dòng bộ đàm này thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có anten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Trạm cố định: thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có anten lắp trên cột cao.
Trạm chuyển tiếp tín hiệu: giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay, lưu động và cả trạm cố định.
Phân loại bộ đàm theo tính chất thiết bị
Bộ đàm nghiệp dư (Amateur Radio)
- Loại bộ đàm không chuyên, có giá thành thấp và được bán rất nhiều trên thị trường. Đôi khi loại máy bộ đàm này còn được sản xuất phục vụ nhu cầu đại trà và được gọi là sản phẩm tiêu dùng (consuler walkie talkie) hoặc máy bộ đàm giá rẻ.
- Loại thiết bị này có kích thước khá nhỏ, có loại nhỏ như điện thoại di động. Các máy liên lạc với nhau bằng các kênh định sẵn, có loại do người sử dụng tự cài đặt lấy hoặc do các cửa hàng cài đặt tần số bất kỳ để sử dụng. Các loại máy này còn hạn chế nhiều về chất lượng và được sản xuất bởi các hãng không mấy danh tiếng từ Trung Quốc.
Bộ đàm chuyên nghiệp (Professional Radio)
Loại bộ đàm được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, được kiểm định và thẩm định bởi các cơ quan quản lý chất lượng của quốc gia nơi đặt nhà máy sản xuất.
Loại thiết bị này được các hãng sản xuất bộ đàm nổi tiếng, uy tín lâu năm như MiCOM USA, Motorola, iCOM, Kenwood, Vertex Standard, Kirisun, HYT… và đáp ứng được trong nhiều loại môi trường khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất (môi trường nhiều nước, dễ cháy nổ, nhiều bụi,…).
Một số loại máy bộ đàm trong nhóm này có cung cấp license hoặc software mặc định mã hóa đầu cuối. Chúng ta cùng tìm hiểu các chính sách kiểm tra chuyên ngành áp dụng với bộ đàm
Chọn để đánh giá
[Tổng: 1 Xếp hạng: 5]